Nhằm nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo an ninh hàng không tại các cảng hàng không, sân bay phù hợp với các quy định của pháp luật và các Công ước quốc tế có liên quan, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, bao gồm:

1. Thông tư số 43/2017/TT-BGTVT ngày 16/11/2017 Quy định về đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện an ninh hàng không có hiệu lực từ ngày 15/01/2017 thay thế Thông tư số 29/2014/TT-BGTVT ngày 29/7/2014:

Thông tư số 43/2017/TT-BGTVT áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, huấn luyện an ninh hàng không trong hoạt động hoạt động hàng không dân dụng Việt Nam. Cụ thể:

- Đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện cho lực lượng kiểm soát an ninh hàng không.

- Huấn luyện kiến thức an ninh hàng không cho các đối tượng không thuộc lực lượng kiểm soát an ninh hàng không.

- Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện an ninh hàng không.

Toàn văn Thông tư 43/2017/TT-BGTVT xem chi tiết tại đây

2. Thông tư số 45/2017/TT-BGTVT ngày 17/11/2017 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2016/BGTVT ngày 01/02/2016 Quy định chi tiết Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam có hiệu lực từ ngày 15/01/2017.

Một số nội dung sửa đổi, bổ sung của Thông tư 45/2017/TT-BGTVT so với Thông tư 01/2016/TT-BGTVT xin mời xem chi tiết dưới đây.

TT

Thông tư số 01/2016/BGTVT

Thông tư số 45/2017/TT-BGTVT

1

Khoản 34, Điều 3:

Túi nhựa an ninh là túi nhựa chuyên biệt để đựng chất lỏng, các chất đặc sánh, dung dịch xịt mua tại cửa hàng trong khu cách ly quốc tế, trên chuyến bay quốc tế. Túi trong suốt có quy cách theo Phụ lục XXV ban hành kèm theo Thông tư này, bên trong có chứng từ để ở vị trí đọc được một cách dễ dàng mà không cần mở túi có ghi các nội dung:

a) Ngày bán hàng (ngày/tháng/năm);

b) Mã quốc tế nơi bán (quốc gia, cảng hàng không, hãng hàng không);

c) Số chuyến bay; tên hành khách (nếu có);

d) Số lượng và danh sách hàng trong túi.

 

 

 

Túi nhựa an ninh là túi nhựa chuyên biệt để đựng chất lỏng, các chất đặc sánh, dung dịch xịt mua tại cửa hàng miễn thuế trong khu vực cách ly quốc tế, mua trên chuyến bay quốc tế. Túi trong suốt có quy cách theo Phụ lục XXV kèm theo Thông tư này, nhìn và đọc được một cách dễ dàng phiếu mua hàng mà không cần mở túi.

 

2

Thiết lập khu vực hạn chế: Điểm n và o khoản 1, Điều 34; Khoản 5, Điều 34

- Khu vực từ quầy làm thủ tục, băng chuyền hành lý vào bên trong khu vực soi chiếu hành lý ký gửi;

- Khu vực làm thủ tục tiếp nhận hàng hoá, bưu gửi để vận chuyển bằng tàu bay.

Thiết lập các khu vực hạn chế và áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát an ninh hàng không cho từng khu vực hạn chế phải phù hợp với mục đích bảo đảm an ninh hàng không và không gây cản trở cho người, phương tiện ra, vào, hoạt động bình

 

Thiết lập khu vực hạn chế;

- Khu vực từ điểm soi chiếu hành lý ký gửi vào bên trong nhà ga;

Khu vực từ điểm soi chiếu hàng hóa, bưu gửi để vận chuyển bằng tàu bay vào bên trong nhà ga, nhà kho.

Thiết lập các khu vực hạn chế và áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát an ninh hàng không cho từng khu vực hạn chế phải phù hợp với mục đích bảo đảm an ninh hàng không và không gây cản trở cho người, phương tiện ra, vào, hoạt động bình thường tại khu vực hạn chế. Cơ quan, đơn vị thiết lập khu vực hạn chếphải có biển cảnh báo “KHU VỰC HẠN CHẾ” đặt ở các vị trí thích hợp, dễ quan sát, tiếp giáp giữa khu vực hạn chế và khu vực công cộng.

3

Khoản 6, Điều 53

Hàng hóa, bưu gửi trung chuyển phải được soi chiếu, giám sát an ninh hàng không như hàng hoá, bưu gửi xuất phát, trừ trường hợp có xác nhận bằng văn bản hoặc niêm phong xác nhận việc kiểm tra an ninh hàng không đã được thực hiện tại điểm xuất phát.

Hàng hóa, bưu gửi trung chuyển phải được soi chiếu, giám sát an ninh hàng không như hàng hóa, bưu gửi xuất phát, trừ trường hợp hàng hóa, bưu gửi trung chuyển chưa ra khỏi khu vực hạn chế cảng hàng không, sân bay hoặc có sự hộ tống, giám sát liên tục của nhân viên kiểm soát an ninh hàng khôn.g

4

Xử lý hành khách gây rối: Khoản 3, Điều 62

Trường hợp tàu bay đang bay, người chỉ huy tàu bay phải áp dụng biện pháp xử lý thích hợp theo thẩm quyền; quyết định cho tàu bay hạ cánh nếu xét thấy cần thiết vì lý do bảo đảm an toàn, an ninh cho chuyến bay; thông báo cho đại diện hãng hàng không nếu nơi hạ cánh là cảng hàng không, sân bay trong nước; thông báo cho nhà chức trách của cảng hàng không, sân bay nếu hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay nước ngoài; người chỉ huy tàu bay tổ chức lập biên bản vi phạm theo mẫu quy định tại Phụ lục XXIV của Thông tư này, bàn giao vụ việc cho nhà chức trách của nước sở tại để xử lý theo các quy định của pháp luật nước đó.

Xử lý hành khách gây rối:

Trường hợp tàu bay đang bay, người chỉ huy tàu bay phải áp dụng biện pháp xử lý thích hợp theo thẩm quyền; quyết định cho tàu bay hạ cánh nếu xét thấy cần thiết vì lýdo bảo đảm an toàn, an ninh cho chuyến bay; thông báo vụ việc cho hãng hàng không hoặc nhà chức trách hàng không (nếu không có đại diện hãng hàng không) nơi hạ cánh tùy theo tính chất, mức độ vụ việc, người chỉ huy tàu bay tổ chức lập biên bản vi phạm hành chính hoặc tường trình, báo cáo vụ việc theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng, hoặc lập biên bản theo quy định của nước sở tại, bàn giao vụ việc cho nhà chức trách hàng không nơi hạ cánh.

 

5

Điều 73

1. Người mang vũ khí, công cụ hỗ trợ khi làm thủ tục đi tàu bay tại quầy thủ tục phải:

a) Xuất trình vũ khí, công cụ hỗ trợ và các loại giấy phép liên quan cho nhân viên hàng không kiểm tra khi làm thủ tục đi tàu bay;

b) Trường hợp mang súng theo người lên tàu bay, phải hoàn thành tờ khai theo mẫu quy định tại Phụ lục XV ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp ký gửi súng, đạn, phải hoàn thành tờ khai theo mẫu quy định tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Nhân viên làm thủ tục của hãng hàng không thông báo cho nhân viên kiểm soát an ninh hàng không để kiểm tra các loại giấy phép liên quan đến vũ khí, công cụ hỗ trợ. Trường hợp là súng, đạn, nhân viên kiểm soát an ninh hàng không kiểm tra nội dung khai báo và ký xác nhận vào tờ khai.

3. Quy trình tiếp nhận, vận chuyển vũ khí, công cụ hỗ trợ:

a) Người có súng phải tháo rời hộp tiếp đạn khỏi súng; tháo rời hoặc ngắt nguồn điện của công cụ hỗ trợ; bảo đảm chắc chắn vũ khí, công cụ hỗ trợ trong trạng thái an toàn;

b) Đạn phải được đóng gói và chất xếp theo đúng quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm. Đại diện hãng hàng không ký xác nhận vào tờ khai theo mẫu quy định tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Nhân viên phục vụ mặt đất vận chuyển súng, đạn từ điểm làm thủ tục lên tàu bay phải có nhân viên an ninh hàng không giám sát, hộ tống;

d) Vũ khí, công cụ hỗ trợ phải để ở nơi hành khách không thể tiếp cận được trong suốt chuyến bay;

đ) Đại diện hãng hàng không phải điện thông báo bằng hình thức thích hợp cho đại diện của hãng tại cảng hàng không, sân bay đến để tiếp nhận và giám sát.

4. Người chỉ huy tàu bay phải được thông báo về số lượng súng, đạn được vận chuyển trên chuyến bay.

5. Tại cảng hàng không, sân bay đến, quy trình bàn giao vũ khí, công cụ hỗ trợ như sau:

a) Nhân viên phục vụ mặt đất có trách nhiệm vận chuyển vũ khí, công cụ hỗ trợ từ tàu bay vào khu vực trả hành lý; đối chiếu giấy tờ về nhân thân, thẻ lên tàu bay với thẻ hành lý ký gửi; bàn giao vũ khí, đạn, công cụ hỗ trợ cho hành khách tại nơi trả hành lý ký gửi;

b) Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không có trách nhiệm giám sát quá trình vận chuyển, bàn giao, đăng ký vào sổ và giám sát việc hành khách mang vũ khí, công cụ hỗ trợ ra khỏi khu vực hạn chế cảng hàng không, sân bay.

6. Quy trình, thủ tục tiếp nhận, quản lý, vận chuyển, bàn giao vũ khí, công cụ hỗ trợ phải được quy định chi tiết trong Chương trình an ninh hàng không dân dụng của hãng hàng không và người khai thác cảng hàng không, sân bay.

 

1. Người mang vũ khí, công cụ hỗ trợ trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, phải làm thủ tục đi tàu bay tại quầy thủ tục như sau:

a) Xuất trình vũ khí, công cụ hỗ trợ và các loại giấy phép liên quan cho nhân viên hàng không kiểm tra khi làm thủ tục đi tàu bay;

b) Trường hợp mang súng theo người lên tàu bay, phải hoàn thành tờ khai theo mẫu quy định tại Phụ lục XV kèm theo Thông tư này. Trường hợp ký gửi súng, đạn, phải hoàn thành tờ khai theo mẫu quy định tại Phụ lục XVI kèm theo Thông tư này.

2. Nhân viên làm thủ tục của hãng hàng không thông báo cho nhân viên kiểm soát an ninh hàng không để kiểm tra các loại giấy phép liên quan đến vũ khí, công cụ hỗ trợ. Trường hợp là súng, đạn, nhân viên kiểm soát an ninh hàng không kiểm tra nội dung khai báo và ký xác nhận vào tờ khai.

3. Trường hợp hành khách là sỹ quan, chiến sỹ cảnh vệ đi cùng đối tượng cảnh vệ, phải hoàn thành tờ khai theo mẫu quy định tại Phụ lục XV kèm theo Thông tư này và đưa tờ khai cho nhân viên thủ tục hàng không của chuyến bay trước khi lên tàu bay và chịu trách nhiệm về sự an toàn của súng, đạn, công cụ hỗ trợ mang theo.

4. Quy trình tiếp nhận, vận chuyển vũ khí, công cụ hỗ trợ:

a) Người có súng phải tháo rời hộp tiếp đạn khỏi súng; tháo rời hoặc ngắt nguồn điện của công cụ hỗ trợ; bảo đảm chắc chắn vũ khí, công cụ hỗ trợ trongtrạng thái an toàn;

b) Đạn phải được đóng gói và chất xếp theo đúng quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm. Đại diện hãng hàng không ký xác nhận vào tờ khai theo mẫu quy định tại Phụ lục XVI kèm theo Thông tư này;

c) Nhân viên phục vụ mặt đất vận chuyển súng, đạn từ điểm làm thủ tục lên tàu bay phải có nhân viên an ninh hàng không giám sát, hộ tống;

d) Vũ khí, công cụ hỗ trợ phải để ở noi hành khách không thể tiếp cận được trong suốt chuyến bay.

5. Người chỉ huy tàu bay phải được thông báo về số lượng súng, đạn được vận chuyển trên chuyến bay.

6. Tại cảng hàng không, sân bay đến, quy trình bàn giao vũ khí, công cụ hỗ trợ như sau:

a) Hãng hàng không phải điện thông báo bằng hình thức thích hợp cho đại diện của hãng tại cảng hàng không, sân bay đến để tiếp nhận, giám sát và thông báo các thông tin liên quan đến chuyến bay có vận chuyển ký gửi vũ khí, công cụ hỗ trợ (như số hiệu chuyến bay, thời gian hạ cánh, vị trí hạ cánh) cho lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không;

b) Nhân viên phục vụ mặt đất có trách nhiệm vận chuyển vũ khí, công cụ hỗ trợ từ tàu bay vào khu vựctrả hành lý; đối chiếu giấy tờ về nhân thân, thẻ lên tàu bay với thẻ hành lý ký gửi; bàn giao vũ khí, đạn, công cụ hỗ trợ cho hành khách tại nơitrả hành lý ký gửi;

c) Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không có trách nhiệm giám sát quá trình vận chuyển, bàn giao, đăng ký vào sổ và giám sát việc hành khách mang vũ khí, công cụ hỗ trợ ra khỏi khu vực hạn chế cảng hàng không, sân bay.

7. Quy trình, thủ tục tiếp nhận, quản lý, vận chuyển, bàn giao vũ khí, công cụ hỗ trợ phải được quy định chi tiết trong Chương trình an ninh hàng không dân dụng của hãng hàng không và người khai thác cảng hàng không, sân bay.”