Thành phố biển Đà Nẵng được biết đến với những bãi cát trắng và các khu nghỉ dưỡng trải dài 60km, được bao bọc bởi dãy Trường Sơn hùng vĩ. Đà Nẵng còn là cửa ngõ hướng ra những di sản thế giới bao gồm cố đô xưa của Việt Nam với Kinh thành Huế, thương cảng xưa cũ của phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn nơi tập hợp các đền thờ của vương quốc Chăm Pa giữa thế kỉ thứ 4 và 14 cũng như vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng với kiến tạo carxtơ được hình thành từ 400 triệu năm trước.

Đà Nẵng không chỉ hút hồn du khách bởi những vẻ đẹp thiên nhiên ban tặng, những cây cầu nổi tiếng bắc qua sông Hàn mà còn là trung tâm tổ chức các sự kiện quốc tế và truyền thống cũng như giải trí đêm. Ngoài ra, để cảm nhận hết được sự tinh tuý và cái hồn của thành phố, du khách cũng không nên bỏ lỡ việc ghé thăm các chợ truyền thống để thưởng thức ẩm thực địa phương và cảm nhận sự thân thiện qua cuộc sống thường nhật của người dân địa phương.

- Vị trí:

      Tọa độ phần đất liền của thành phố Đà Nẵng từ 15°15' đến 16°40' vĩ độ Bắc và từ 107°17' đến 108°20' kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp Biển Đông. Đà Nẵng nằm ở trung độ đất nước, trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không và điểm cuối của Hành lang Kinh tế Đông Tây trải dài từ Việt Nam, Lào, Thái Lan và Burma (Myanmar)

Thành phố có diện tích 1.256,53 km² gồm 06 quận (Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Cẩm Lệ) và 02 huyện Hòa Vang, huyện đảo Hoàng Sa.

Giờ địa phương: UTC + 07:00

- Dân cư, tôn giáo:

 Dân số :1.134.310 người (Tính đến ngày 1/ 4/ 2019), xếp thứ 39 cả nước, chiếm 1,18% dân số cả nước, mật độ dân số đạt 740 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt 988.569 người, chiếm 87,2% dân số toàn quốc, dân số sống tại nông thôn đạt 145.741 người, chiếm 12,4% dân số.

- Khí hậu: 

Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao và ít biến động. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7. 

Từ tháng 1 – Tháng 7: Ban ngày, mặt trời nắng chói chang, vì vậy nên mang một chiếc áo khoác và kem chống nắng. Buổi tối có thể mang áo pull và quần short để dễ hoạt động và di chuyển hơn.

Từ tháng 8 – tháng 12: Tránh những cơn mưa dầm bất chợt nên mang thêm áo mưa và ô. Ngoài ra, từ khoảng tháng 11-12, trời cũng se se lạnh có thể trang bị thêm áo ấm để bảo vệ cơ thể.

Bảng nhiệt độ

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Trung bình cao °C

24.8 

26.1 

28.7 

31.0 

33.4 

33.9 

34.3 

33.9 

31.5 

29.6 

27.0 

24.9 

Trung bình thấp °C

18.5 

19.8 

21.5 

23.3 

24.9 

25.5 

25.3 

25.5 

24.1 

23.2 

21.6 

 

 

- Giao thông 

Nằm ở trung độ của Việt Nam, trên trục giao thông huyết mạch Bắc - Nam về cả đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Thành phố còn là điểm cuối trên Hành lang Kinh tế Đông - Tây đi qua các nước Myanma, Thái Lan, Lào và Việt Nam.

Cảng Đà Nẵng giữ vị thế là cảng số 1 ở khu vực miền Trung  và là một trong những cảng biển lớn hiện đại nhất Việt Nam, góp phần phát triển du lịch của thành phố thông qua việc đón 95 lượt tàu du lịch với gần 188.000 hành khách và thuyền viên. Hiện tại, cảng Đà Nẵng mỗi tuần đón khoảng 26 tàu container cập cảng.

Sân bay quốc tế Đà Nẵng là một trong ba sân bay quốc tế lớn nhất Việt Nam (sau Nội Bài và Tân Sơn Nhất). Đường hàng không Đà Nẵng có thể nối trực tiếp với Singapore, Siêm Riệp, Bangkok, Đài Bắc, Quảng Châu, Thượng Hải, Bắc Kinh, Hồng Kông, Macau, Seoul, Busan, Tokyo, Osaka, Doha, Kuala Lumpur, Phnompenh,... Tính đến năm 2019, từ Đà Nẵng đã có 10 tuyến bay nội địa, 36 tuyến đường bay đi quốc tế trong đó có 24 đường bay trực tiếp thường kỳ và 12 đường bay trực tiếp thuê chuyến.

Tuyến đường sắt huyết mạch Bắc - Nam chạy dọc thành phố với tổng chiều dài khoảng 30 km. Ngoài các chuyến tàu Bắc - Nam, Ga Đà Nẵng còn có thêm những chuyến tàu địa phương đáp ứng lượng khách rất lớn giữa các tỉnh thành Đà Nẵng - Hà Nội, Đà Nẵng - Huế, Đà Nẵng - Quảng Bình, Đà Nẵng - Vinh, Đà Nẵng - Quy Nhơn, Đà Nẵng - Thành phố Hồ Chí Minh.

Thành phố Đà Nẵng kết nối với các địa phương trong nước thông qua hai đường quốc lộ: Quốc lộ 1A, nối Đà Nẵng với các tỉnh ở hai đầu Bắc, Nam và Quốc lộ 14B nối Đà Nẵng với các tỉnh miền Nam Trung Bộ và Tây Nguyên của Việt Nam. Việc đưa vào sử dụng hầm đường bộ Hải Vân khiến cho thời gian lưu thông được rút ngắn và giảm tai nạn giao thông trên đèo Hải Vân. Đến cuối năm 2020 sẽ đưa vào hoạt động hầm Hải Vân 2. Ngoài ra, việc đưa vào sử dụng hai cao tốc tiểu vùng là Đà Nẵng - Quảng Ngãi và La Sơn - Tuý Loan sẽ giúp hệ thống giao thông Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được kết nối và đảm bảo.

Hạ tầng giao thông nội ô được xây dựng khá hoàn chỉnh với mạng lưới giao thông tiếp nối với các đường vành đai của thành phố khiến cho Đà Nẵng là một trong ít đô thị ở Việt Nam ít khi phải đối mặt với tình trạng tắc đường. Nhiều con đường cũ đã được mở rộng và kéo dài. Đường Hoàng Sa - Võ Nguyên Giáp - Trường Sa chạy dọc bờ biển theo hướng nam nối Đà Nẵng với Hội An. Nhiều cây cầu đã được xây dựng bắc qua sông Hàn như cầu Thuận Phước, cầu Sông Hàn, Cầu Rồng, cầu Nguyễn Văn Trỗi, cầu Trần Thị Lý... không chỉ tạo nên những cảnh quan đẹp phục vụ du khách tham quan thành phố mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc điều tiết giao thông

Bản đồ du lịch, bản đồ xe buýt thành phố Đà nẵng.