Việc đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng các Cảng hàng không, đặc biệt là phát triển hạ tầng hệ thống công nghệ thông tin là thành phần cốt lõi của tất cả các quy trình nghiệp vụ tại Cảng hàng không. Nó giúp Cảng hàng không cung cấp dịch vụ cho các hãng hàng không và các hành khách được toàn diện và hoàn thiện hơn. Nó không chỉ đóng vai trò là một công cụ hỗ trợ nữa mà đã trở thành một công cụ chính, trực tiếp tham gia vào các hoạt động và trở thành một phần không thể thiếu của Cảng hàng không.
Thời gian qua và trong những năm tới, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam tiếp tục từng bước đầu tư, nâng cấp và hoàn thiện cơ sở hạ tầng hệ thống công nghệ thông tin tại các Cảng hàng không. Cấu trúc chính trong hệ thống công nghệ thông tin được chia thành bốn lớp: Lớp vật lý, lớp kết nối, lớp ứng dụng và lớp tích hợp.
Mỗi lớp đóng một vai trò riêng biệt và tách rời nhưng chúng có mối quan hệ móc xích với nhau. Theo đó, lớp vật lý bao gồm hệ thống cáp (Cáp đồng và Cáp quang) trong toàn bộ cơ sở hạ tầng của Cảng hàng không. Nó đóng vai trò nền tảng trong việc kết nối của một hệ thống CNTT và giữa các hệ thống CNTT với nhau. Lớp kết nối bao gồm các thiết bị điện tử (switches, routers, gateways, and wireless access points) mà đóng vai trò trong việc gửi và nhận tín hiệu (date, voice, hoặc video) bằng cách sử dụng lớp Physical hoặc hệ thống mạng không dây. Các thiết bị này cũng thực thi một số lượng đáng kể các chính sách an ninh. Do đó lớp Networking tạo thành mạng lưới trao đổi thông tin liên lạc giữa các hệ thống CNTT với nhau và chúng thường bao gồm:
- Hệ thống mạng nội bộ (LAN).
- Hệ thống mạng không dây.
- Hệ thống mạng diện rộng (WAN) có dây và không dây.
Và trong mô hình kiến trúc này, hệ thống tổng đài được chia vào lớp ứng dụng do ngày nay, phần lớn các cảng hàng không trên thế giới đã chuyển đổi sang hệ thống VoIP (Voice over internet protocol) và không sử dụng hệ thống PBX (private branch exchange) nữa.
Cuối cùng là lớp ứng dụng bao gồm tất cả các ứng dụng mà hỗ trợ cho tất cảc các hoạt động trong Cảng hàng không. Các ứng dụng này được phân loại theo mục đích như sau:
a. Hệ thống tại khu bay:
Gồm các ứng dụng hỗ trợ trực tiếp cho các công tác trong hoạt động hàng không như: quản lý hệ thống đèn chiếu sáng, thông tin liên lạc, dẫn đường, quản lý tiếng ồn, radar v.v…
b. Hệ thống tại khu vực nhà ga:
Bao gồm nhiều ứng dụng như: ứng dụng nhận dạng trang thiết bị (automatic vehicle identification – AVI), ứng dụng quản lý truy cập bến đỗ và tính phí (parking access and revenue control – PARC) hỗ trợ công tác quẩn lý nguồn thu cho Cảng hàng không.
c. Hệ thống phục vụ hành khách:
Các ứng dụng này cho phép các hãng hàng không sử dụng chung các nguồn lực (cửa khẩu, hành lý, các quầy check-in, …)
d. Hệ thống Kinh doanh tài chính
Gồm các ứng dụng phục vụ cho các cán bộ CNV khối văn phòng tại Cảng hàng không để hỗ trợ họ thực hiện các công việc một cách tốt nhất. Các ứng dụng đó bao gồm: Hệ thống quản lý tài chính, Hệ thông quản lý nguồn nhân lực, Hệ thống quản lý tài sản, Hệ thống Website, Hệ thống thư điện tử, Hệ thống tổng đài.
e. Hệ thống bảo mật
Gồm các ứng dụng giúp cho việc bảo mật cũng như an ninh tại Cảng hàng không được an toàn. Nó có thể cung cấp được các video giám sát, kiểm soát được các truy cập vào các khu vực an toàn, và có khả năng phát hiện, thông báo và kiểm soát các tình huống thảm họa tại Cảng hàng không.
f. Hệ thống điều hành
Gồm các ứng dụng giám sát, quản lý nhằm đảm bảo cho các tổ hợp trang thiết bị và hệ thống CNTT khác luôn trong tình trạng sẵn sàng và liên tục. Các ứng dụng đó bao gồm: Hệ thống quản lý tòa nhà điều hành, Hệ thống quản lý bảo trì hệ thống CNTT.
Cuối cùng là lớp tích hợp intergration, cho phép các ứng dụng trong lớp ứng dụng có thể liên kết, chia sẻ thông tin với nhau. Các ứng dụng đó có thể kế nối trực tiếp với nhau hoặc cùng chia sẻ thông tin ra một cơ sở dữ liệu (CSDL) chung. Việc tích hợp đảm bảo rằng dữ liệu được chia sẻ kịp thời và chính xác cho tất cả các hệ thống sử dụng cùng một CSDL, và qua đó mang lại nhiều tiện ích cho Cảng hàng không như: